Chuyển đến nội dung chính

Phương pháp hít thở này sẽ giúp bạn ngăn ngừa và giảm stress siêu hiệu quả

Stress là một cách cơ thể phản ứng các mối đe dọa xấu từ bên ngoài. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần, thể chất mà còn tác động tới cách cư xử của chúng ta. Để giảm thiểu ảnh hưởng của stress, bạn có thể áp dụng phương pháp hít thở đặc biệt này mang tên phương pháp thở hộp đang được nhiều người ưa chuộng.

Phương pháp thở hộp là gì?

Đây là kỹ thuật thở bốn được hình dung như hình vuông. Phương pháp thở hộp là bài tập vừa đơn giản vừa hiệu quả giúp giảm và ngăn ngừa stress. Kỹ thuật mới này còn giúp điều chỉnh nhịp thở, từ đó làm sáng tỏ tâm trí, thư giãn cơ thể và cải thiện sự tập trung.

Muốn ngăn ngừa và giảm stress, tăng cường sự tập trung siêu hiệu quả, hãy thở theo cách của cảnh sát và binh sĩ Mỹ - Ảnh 1.

Stress là một cách cơ thể phản ứng các mối đe dọa xấu từ bên ngoài.

Tại sao phương pháp này rất quan trọng?

Thiết lập lại quá trình hít thở sẽ cải thiện tâm trí và sức khỏe thể chất. Khi tập phương pháp thở này, bạn sẽ trải qua hai quá trình là nghỉ ngơi và tiêu hóa. Các quá trình này sẽ giúp cơ thể phản ứng và chống chọi các tác động đe dọa bên ngoài.

Solomon Evans, chuyên gia tâm lý kiêm nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Edouar-Herriot (Pháp) cho biết, mắc stress lâu dài không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như đau đầu, đau tim, cao huyết áp và đột quỵ. Hiện nay, cảnh sát và binh sĩ Mỹ thường sử dụng phương pháp thở hộp để cải thiện tâm trạng và thư giãn. Dưới đây là một số lợi ích của kỹ thuật thở đặc biệt đang được nhiều người ưa chuộng này:

Giảm các triệu chứng căng thẳng

Susan Albers, nhà tâm lý học tại Phòng khám Cleveland kiêm tác giả của cuốn 50 Ways to Soothe Yourself Without Food cho biết, những người áp dụng phương pháp thở hộp thường sở hữu nồng độ cortisol thấp và cải thiện khả năng tập trung. Kỹ thuật thở sâu này có khả năng ức chế hormone gây stress được cơ thể sản sinh chống lại tác động từ bên ngoài.

Muốn ngăn ngừa và giảm stress, tăng cường sự tập trung siêu hiệu quả, hãy thở theo cách của cảnh sát và binh sĩ Mỹ - Ảnh 2.

Kỹ thuật thở sâu này có khả năng ức chế hormone gây stress được cơ thể sản sinh chống lại tác động từ bên ngoài.

Cách thực hiện

Phương pháp thở hộp rất đơn giản và có thể phù hợp với mọi lứa tuổi. Dưới đây là các hướng dẫn cơ bản:

Ngồi thoải mái, lưng tựa trên ghế.

Nhắm mắt, mũi hít vào từ từ trong khi đếm nhẩm tới bốn.

Giữ hơi thở trong khi đếm tới bốn.

Từ từ thở ra trong 4 giây.

Lặp lại các bước này trong vòng 5 phút để giải tỏa căng thẳng.

Tăng cường sự tập trung và làm sáng tỏ tâm trí

Một nghiên cứu đến từ Trung tâm nghiên cứu Montclair Summit, New Jersey đã chỉ ra, phương pháp thở hộp có thể cải thiện sự tập trung và tăng cường sự nhanh nhạy của trí não. Các chuyên gia cũng cho biết, kỹ thuật thở này rất hữu dụng trong việc giảm stress, căng thẳng và điều trị trầm cảm.

Hạn chế nguy cơ gây stress

Các chuyên gia cho biết, mọi người có thể ngăn ngừa các nguy cơ gây stress bằng việc áp dụng phương pháp thở hộp. Kỹ thuật thở sâu này là biện pháp hiệu quả để đối phó với những mối nguy bên ngoài dẫn tới căng thẳng.

Muốn ngăn ngừa và giảm stress, tăng cường sự tập trung siêu hiệu quả, hãy thở theo cách của cảnh sát và binh sĩ Mỹ - Ảnh 3.

Các chuyên gia cho biết, mọi người có thể ngăn ngừa các nguy cơ gây stress bằng việc áp dụng phương pháp thở hộp.

Một số lưu ý

Dưới đây là một số lưu ý giúp cho mọi người có thể thực hiện phương pháp thở này dễ dàng hơn:

Muốn ngăn ngừa và giảm stress, tăng cường sự tập trung siêu hiệu quả, hãy thở theo cách của cảnh sát và binh sĩ Mỹ - Ảnh 4.

Thời gian tốt nhất để tiến hành phương pháp thở hộp là sau khi thức dậy hoặc khi đi làm về.

Thực hiện kỹ thuật thở hộp trong một không gian yên tĩnh, tránh phân tâm.

Thư giãn các cơ và tập trung vào cảm giác căng bụng trong quá trình hít thở. Tránh để cơ bụng ép chặt.

Khi hít vào, hãy cố gắng cảm nhận không khí xung quanh.

Kỹ thuật thở này có thể gây khó khăn cho những người mới tập. Do đó, bạn nên giảm thiểu độ khó bằng cách thay đổi nhịp thở từ bốn xuống ba.

Thời gian tốt nhất để tiến hành phương pháp thở hộp là sau khi thức dậy hoặc khi đi làm về. Ngoài ra, theo Gallagher, dược sĩ y khoa tại Trung tâm điều trị các vấn đề tâm lý trực thuộc đại học Pennsylvania`s Perelman, kỹ thuật này còn giúp hỗ trợ quá trình hít thở khi bạn tập thiền.

(Nguồn: Boldsky)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giữ dáng Nữ diễn viên Naomi Watts gây sốt tại liên hoan phim nhờ giữ dáng theo những cách này

Liên hoan phim Cannes lần thứ 75 (kéo dài từ 29/8-8/9) được bắt đầu bằng buổi công chiếu phim First Man. Ryan Gosling cùng các diễn viên Claire Foy, Jason Clarke, Olivia Hamilton, đạo diễn Damien Chazelle có mặt sớm tại sự kiện. Nữ diễn viên Naomi Watts cũng xuất hiện trong buổi lễ lần này và khiến không ít người xuýt xoa bởi vóc dáng của cô. Với bộ đầm màu hồng sang trọng, tôn vóc dáng thon gọn đến từ thương hiệu Giorgio Armani Privé. Nữ diễn viên 49 tuổi tham gia rất nhiều mùa LHP Venice nhưng đây là lần đầu tiên cô đảm nhận vai trò thành viên hội đồng giám khảo. Naomi Watts sinh ngày 28 tháng 9 năm 1968 tại Shoreham, Kent, Anh. Cô là một nữ diễn viên và nhà sản xuất Hollywood nổi tiếng. Cô đã xuất hiện trên màn ảnh với bộ phim truyền hình Úc "For Love Alone" vào năm 1986 nhưng trở nên nổi tiếng và ca ngợi tác phẩm của cô trong phim "Mulholland Drive" vào năm 2001.  Cô đã xuất hiện trong nhiều bộ phim thành công như The Ring, King Kong (2005), Diana... Ngoài kỹ nă...

Mê đá bóng như Quang Hải, Công Phượng nhưng vì việc này, chàng trai 20 tuổi không thể đi lại 2 tháng

Chấn thương dây chằng khớp bao gồm đứt, rách các dây chằng quanh khớp gối như dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên… Nguyên nhân của tổn thương này thường do chấn thương trong thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt và thường gặp ở người trẻ với các hoạt động mạnh. 2 tháng không thể đi lại bình thường sau khi đá bóng Nguyễn Trần Ng. (20 tuổi, quê TP.HCM) là sinh viên đại học và rất đam mê đá bóng. Trong một lần chơi bóng cùng bạn, Ng. đuổi theo bóng nên bị chấn thương gối khi va chạm. Sau 1 tuần triệu chứng đau có giảm nhưng chàng trai lại thường bị đau nhói khi đi hoặc chạy kèm theo sưng gối.  Được người thân khuyên bảo, Ng. đến khám tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (BV ĐHYD)  trong tình trạng đau, sưng, kẹt gối khi đi lại, thường xuyên nghe tiếng lụp cụp trong gối. BS quyết định cho bệnh nhân chụp MRI và kết quả là bị rách sụn chêm trong gối.  Nam bệnh nhân bị chấn thương khớp gối sau khi chơi thể thao. "Trường hợp của Ng. là dạng rách sụn c...